Day Thirty-Seven: Denial (Chối Bỏ) – Wednesday of Holy Week

Day Thirty-Seven: Denial

Yesterday the Gospel for Mass was Saint John’s version of Judas’ betrayal, and today we are given Saint Matthew’s version. In Matthew’s Gospel, Judas speaks before denying our Lord. Jesus told the disciples that one of them would betray Him. Each said, “Surely it is not I, Lord?” Jesus responds, “He who has dipped his hand into the dish with me is the one who will betray me. The Son of Man indeed goes, as it is written of him, but woe to that man by whom the Son of Man is betrayed. It would be better for that man if he had never been born.” Finally, Judas’ response is recorded, “Surely it is not I, Rabbi?” Jesus answered, “You have said so” (see Matthew 26:14–25).

Judas was in denial. It has been said that the word “denial” is easily remembered as an acronym: “don’t even know I am lying.” Perhaps Judas didn’t even realize what he was about to do and the eternal consequences: “It would be better for that man if he had never been born.” Those are powerful and devastating words from our Lord.

In his spiritual masterpiece, Spiritual Exercises, Saint Ignatius of Loyola presents an outline for a thirty-day retreat, along with lessons and rules for the spiritual director guiding the retreatant. Saint Ignatius offers reflections for every day of the retreat that is broken up into four periods. The first period takes the retreatant through a series of reflections on sin, especially mortal sins and their eternal consequences, in a graphic and concrete way. Though the meditations might not be easy to face, they are abundantly fruitful. Ignatius’ thirty-day retreat format is often considered the ideal format for those who want to advance in the spiritual life.

One of the primary reasons for Ignatius’ initial focus on mortal sins and their eternal consequences is to shake retreatants out of any denial they have. His provocative meditations can be initially shocking, but then they lead the soul onto a solid foundation of reality for the rest of that retreat and beyond.

As we draw close to the Triduum and prepare to intimately reflect upon Jesus’ Agony in the Garden, arrest, imprisonment, scourging, mocking, condemnation, carrying of the cross, and crucifixion, prepare yourself to gaze at the sheer horror of what our divine Lord endured. Prepare yourself to see His extreme sufferings as a consequence of the sins you have committed. A deeper awareness of Jesus’ pain will help you more easily face any denial that you currently struggle with regarding your sins. It will also help you grow in profound gratitude to God for what He has done for you, to set you free, and to draw you into the glories of His eternal Kingdom. Facing the reality of your sin and the consequences of those sins will be inspiring and flood your soul with joy, only if you also gaze at our Lord’s sacrifice as the one and only remedy. Face your sin and our Lord’s remedy with honesty, thoroughness, and profound gratitude.

Ponder your own soul today, especially your conscience. Be open to anything our Lord wants to say to you. Consider Judas’ denial when he said, “Surely it is not I, Rabbi?” Take a different path than Judas, confessing your guilt to our Lord and your need for the mercy He won that first Holy Week.

My suffering Lord, unlike Judas, I profess to You, “Surely it is I, Rabbi!” I am guilty. And that’s why I need all that You have won for me through Your Passion. I confess my guilt and pray that I will be drawn out of any denial so that my heart will be filled with a profound gratitude for what You suffered for me. Jesus, I trust in You.

Ngày Ba Mươi Bảy: Chối Bỏ

Hôm qua, Tin Mừng trong Thánh lễ là bản văn của Thánh Gioan thuật lại sự phản bội của Giuđa; hôm nay, chúng ta được nghe lại bản văn của Thánh Matthêu. Trong Tin Mừng Matthêu, Giuđa lên tiếng trước khi chối bỏ Chúa. Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng sẽ có một người trong họ phản bội Người. Mỗi người đều hỏi: “Chẳng lẽ con sao, lạy Chúa?” Chúa trả lời: “Kẻ cùng chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ sẽ nộp Thầy. Con Người ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn.” Cuối cùng, lời của Giuđa được ghi lại: “Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Chúa Giêsu đáp: “Chính anh nói đó” (x. Mt 26,14–25).

Giuđa đang sống trong sự chối bỏ. Người ta thường nói từ “chối bỏ” trong tiếng Anh (denial) có thể được nhớ dễ dàng qua từ viết tắt: “don’t even know I am lying” – “tôi thậm chí không biết mình đang nói dối.” Có lẽ Giuđa thậm chí không ý thức được việc mình sắp làm và những hệ quả đời đời của nó: “Thà người ấy đừng sinh ra thì hơn.” Đó là những lời nặng nề và đầy đau thương từ chính Chúa chúng ta.

Trong kiệt tác thiêng liêng Linh Thao, Thánh Inhaxiô thành Loyola trình bày một lộ trình tĩnh tâm kéo dài ba mươi ngày, kèm theo những bài học và quy luật dành cho người đồng hành thiêng liêng. Ngài đề nghị những suy niệm cho mỗi ngày, được chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên dẫn người tĩnh tâm suy niệm về tội lỗi, đặc biệt là tội trọng và những hậu quả đời đời của nó, một cách rất cụ thể và sống động. Dù những suy niệm này có thể khiến ta khó đối diện, nhưng chúng lại đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng dồi dào. Hình thức tĩnh tâm ba mươi ngày của Inhaxiô thường được coi là lý tưởng cho những ai khao khát thăng tiến trong đời sống thiêng liêng.

Một trong những lý do chính khiến Thánh Inhaxiô khởi đầu bằng việc suy niệm về tội trọng và hậu quả của nó là để đánh thức người tĩnh tâm ra khỏi bất cứ sự chối bỏ nào đang có. Những suy niệm đầy đánh động ấy ban đầu có thể gây sốc, nhưng rồi sẽ giúp linh hồn xây dựng một nền tảng vững chắc trong sự thật cho suốt hành trình tĩnh tâm và cả đời sống thiêng liêng sau này.

Khi chúng ta tiến gần đến Tam Nhật Thánh và chuẩn bị chiêm niệm sâu xa về Cơn Thống Khổ trong Vườn Cây Dầu, việc bị bắt, bị giam giữ, bị đánh đòn, bị chế nhạo, bị kết án, vác Thánh Giá và chịu đóng đinh của Chúa Giêsu, hãy chuẩn bị để nhìn thẳng vào sự kinh hoàng mà Chúa chúng ta đã chịu. Hãy chuẩn bị để nhìn thấy những đau khổ khủng khiếp ấy là hệ quả của chính những tội lỗi mà bạn và tôi đã phạm. Một nhận thức sâu xa hơn về nỗi đau của Chúa Giêsu sẽ giúp bạn dễ dàng đối diện hơn với bất cứ sự chối bỏ nào bạn còn đang vướng phải liên quan đến tội lỗi của mình. Đồng thời, nó cũng giúp bạn lớn lên trong lòng biết ơn sâu sắc với Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã làm để giải thoát bạn và đưa bạn vào vinh quang Nước Trời. Khi bạn đối diện với thực tại tội lỗi và hậu quả của nó, điều đó sẽ truyền cảm hứng và tràn đầy niềm vui cho linh hồn bạn – nhưng chỉ khi bạn cũng chiêm ngắm cuộc hy sinh của Chúa như phương dược duy nhất. Hãy đối diện với tội lỗi và phương thuốc của Chúa một cách thành thật, trọn vẹn và với lòng biết ơn sâu sắc.

Hôm nay, hãy suy xét về linh hồn mình, đặc biệt là lương tâm của bạn. Hãy rộng mở với tất cả những gì Chúa muốn nói với bạn. Hãy suy nghĩ về sự chối bỏ của Giuđa khi ông nói: “Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Bạn hãy chọn một con đường khác với Giuđa, hãy thú nhận lỗi lầm của bạn với Chúa và ý thức mình cần đến lòng thương xót mà Người đã dành được cho bạn trong Tuần Thánh đầu tiên ấy.

Lạy Chúa Giêsu chịu đau khổ, không như Giuđa, con xin thưa với Chúa: “Chính con, lạy Thầy!” Con có tội. Và chính vì thế con cần tất cả những gì Chúa đã giành được cho con qua Cuộc Thương Khó của Chúa. Con thú nhận lỗi lầm và khẩn cầu được thoát khỏi mọi sự chối bỏ, để trái tim con được tràn đầy lòng biết ơn sâu sắc vì những gì Chúa đã chịu vì con.
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.

Source: https://mycatholic.life/